THỜI ĐIỂM “VÀNG” DOANH NGHIỆP LOGISTICS CHUYỂN ĐỔI SỐ

Là ngành dịch vụ trọng yếu của nền kinh tế, có giá trị gia tăng cao, Logistics là nền tảng cho thương mại hàng hóa, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, công nghệ 4.0 và tác động từ dịch Covid – 19, xu hướng chuyển đổi số ngày càng được các Doanh nghiệp Logistics quan tâm và chú trọng phát triển. Liệu bây giờ có là thời điểm “vàng” để các Doanh nghiệp Logistics “chạy đua” trên chặng đường chuyển đổi số?

1. CHUYỂN ĐỔI SỐ – XU HƯỚNG TẤT YẾU CỦA DOANH NGHIỆP

Theo Hiệp hội doanh nghiệp (DN) dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA), tốc độ phát triển của ngành logistics tại Việt Nam những năm gần đây đạt khoảng 14 – 16%, với quy mô khoảng 40 – 42 tỷ USD/năm. Đặc biệt, thời gian gần đây, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, thương mại điện tử và phương thức hậu cần trực tuyến (e-Logistics) đã phát triển mạnh mẽ.

Hiện nay, thị trường logistics Việt Nam có sự tham gia của khoảng 3.000 DN trong nước và khoảng 30 DN cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia, với các tên tuổi lớn như: DHL, FedEx, Maersk Logistics, APL Logistics, CJ logistics, KMTC Logistics… Các DN logistics có quy mô vừa và nhỏ, trong đó 89% là DN Việt Nam, 10% DN liên doanh và 1% là DN 100% vốn nước ngoài.

Điều này cho thấy sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường dịch vụ logistics tại Việt Nam. Các doanh nghiệp logistics cũng ý thức rõ rằng việc chuyển đổi số là xu hướng tất yếu và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo khảo sát của S&P global 2023, chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp dịch vụ vận tải giảm sự chậm trễ (50% doanh nghiệp dịch vụ vận tải hàng không, đường thủy và đường sắt); giảm chi phí nhiên liệu (với xe tải và xe chở bưu kiện là 69%).

 

 

Do đó, để nâng cao vị thế canh tranh, nhiều DN đã áp dụng thành công nhiều giải pháp công nghệ nhằm tối ưu quy trình vận hành, cắt giảm chi phí liên quan như: Phần mềm quản lý cảng ePort, Phần mềm quản lý kho bãi (WMS – Warehouse Management System), Phần mềm quản lý vận tải (TMS – Transport Management System), Phần mềm quản lý giao nhận (FMS – Freight Management System),…

2. NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA DOANH NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ

Quá trình chuyển đổi số của Doanh nghiệp là một chặng đường dài hơi, là một bước “chuyển mình” lớn của Doanh nghiệp. Do đó, Doanh nghiệp luôn cần cân nhắc kĩ lưỡng về phương án triển khai để nắm bắt tối đa những cơ hội thuận lợi hiện có của nền kinh tế, đồng thời vượt qua những rào cản/thách thức.

Vậy đâu là những cơ hội cho Doanh nghiệp khi chuyển đổi số hiện nay?

2.1. Môi trường vĩ mô hướng đến kinh tế số

Chính phủ quyết tâm triển khai chương trình chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các DN công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã và đang có nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực Logistics phát triển và thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài. Đây là những tín hiệu vô cùng khả quan để Doanh nghiệp có thể mạnh dạn đầu tư cho quá trình số hóa Doanh nghiệp.

2.2. Sự chuyến biến nhận thức về chuyển đổi số

Các DN và Hiệp hội doanh nghiệp logistics Việt Nam (VLA) đều có nhận thức về tầm quan trọng của việc đẩy nhanh chuyển đổi số, Ban Chấp hành VLA đã có nghị quyết tiến hành các dự án cụ thể liên quan đến chuyển đổi số như việc xây dựng nền tảng số cho chuỗi dịch vụ logistics sẽ kết nối các các bên liên quan trong chuỗi (cảng, hãng vận tải, đại lý, công ty giao nhận, kho…) để chia sẻ dữ liệu, tăng tính hiện hữu cho chuỗi, nâng cao hiệu suất sử dụng, khai thác phương tiện, hiệu quả hoạt động.

Bên cạnh đó, Doanh nghiệp cũng đối mặt với các thách thức lớn như:

2.3. Tiềm lực tài chính

Phần lớn các DN cung cấp dịch vụ logistics là các DN có quy mô nhỏ, tiềm lực tài chính còn yếu. Theo VLA, quá trình chuyển đổi số có chi phí rơi vào khoảng từ 200 triệu tới hàng chục tỷ đồng. Mức chi phí này là khá cao đối với những DN có quy mô vừa và nhỏ của Việt Nam nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức tài chính tín dụng.

2.4. Tiềm lực về công nghệ

Theo đánh giá chung, hiện nay, đa số DN mới chỉ dừng ở mức độ số hóa, tức là chuyển dữ liệu hoạt động sang dạng lưu trữ điện tử chứ chưa có sự kết nối và khả năng tra cứu số liệu cũng như xử lý đơn hàng trên nền tảng trực tuyến. Khoảng 40% các ứng dụng công nghệ thông tin hiện đang được sử dụng tại các DN logistics là các ứng dụng cơ bản như quản lý giao nhận quốc tế, quản lý kho hàng, quản lý vận tải, trao đổi dữ liệu, đặc biệt khai báo hải quan được ứng dụng nhiều nhất 75-100%. Các phần mềm tiêu chuẩn quốc tế chưa được ứng dụng nhiều tại Việt Nam bởi vì chi phí cao và quy trình vận hành chưa phù hợp. Vì thế, xu hướng lựa chọn những phần mềm trong nước, có tính linh hoạt, dễ dàng tùy chỉnh được các Doanh nghiệp SMEs ưu tiên lựa chọn hơn.

2.5. Về nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực logistics của Việt Nam không những thiếu về số lượng mà còn yếu về chất lượng. Đặc biệt, đối với quá trình chuyển đổi số của Doanh nghiệp cần đội ngũ vừa am hiểu về chuyên môn logistics vừa có kinh nghiệm triển khai các phần mềm số hóa. Điều này cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến sự thành công của quá trình chuyển đổi số của Doanh nghiệp.

3. 3 LƯU Ý KHI DOANH NGHIỆP LOGISTICS BẮT ĐẦU QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ

Khi bắt đầu vào quá trình chuyển đổi số, Doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng “hoang mang”, không biết bắt đầu từ đâu, chuẩn bị những gì. LOGTECHUB gợi ý cho bạn 3 lưu ý dưới đây nhé:

3.1. Định hướng kế hoạch dài hạn chuyển đổi số của Doanh nghiệp

Doanh nghiệp có thể bắt đầu “số hóa” quy trình vận hành của Doanh nghiệp từ việc sử dụng phần mềm kế toán, phần mềm vận hành, phần mềm chăm sóc khách hàng,… Tùy vào nguồn lực, nhu cầu, định hướng của Doanh nghiệp có thể chuyển đổi dần dần hoặc chuyển đổi song song, cùng lúc các phần mềm. Dù triển khai chuyển đổi số theo hướng nào, Doanh nghiệp cần hoạch định kế hoạch “dài hơi” và chuẩn bị nguồn lực phù hợp. Bước chuẩn bị này là một bước đệm quan trọng để quá trình chuyển đổi số của Doanh nghiệp thành công và tối ưu nhất.

3.2. Lựa chọn công nghệ, phần mềm phù hợp với đặc thù Doanh nghiệp

Phần mềm phù hợp với doanh nghiệp cần thỏa mãn các tiêu chí như:

– Giao diện thân thiện: Phần mềm có thiết kế đơn giản, logic, người dùng có thể dễ dàng thao tác.

– Quy trình vận hành linh hoạt: Phần mềm có thể tùy chỉnh, phát triển trong quá trình sử dụng khi Doanh nghiệp phát sinh nhu cầu mới.

– Dễ dàng tích hợp với các phần mềm khác: Việc tích hợp giữa các phần mềm giúp Doanh nghiệp tập trung và tối ưu hóa sử dụng dữ liệu, giảm thao tác thủ công và tránh thất thoát, sai lệch dữ liệu.

3.3. Lựa chọn đơn vị cung cấp, triển khai phần mềm phù hợp

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc tự xây dựng phần mềm cho Doanh nghiệp sẽ tốn khá nhiều chi phí, thời gian, nguồn lực. Do đó, việc hợp tác cùng các đơn vị chuyên triển khai, cung cấp phần mềm cho Doanh nghiệp là một phương án tối ưu, giúp tiết kiệm chi phí, nguồn lực và đảm bảo chất lượng. Hiện nay, có rất nhiều đơn vị cung cấp giải pháp phần mềm tại Việt Nam, bao gồm những đơn vị trong và ngoài nước. Việc lựa chọn nhà cung cấp phù hợp như Doanh nghiệp “chọn mặt gửi vàng”, điều này đóng vai trò then chốt đến sự thành công của quá trình chuyển đổi số của Doanh nghiệp. Dưới đây là một vài tiêu chí để lựa chọn đơn vị cung cấp phù hợp:

– Tương thích: Sản phẩm phần mềm tương thích với quy trình vận hành, nhu cầu của Doanh nghiệp

– Chất lượng: Cam kết rõ ràng về chất lượng phần mềm, các nội dung chuyển giao/tài liệu/hướng dẫn sử dụng sau khi triển khai

– Dịch vụ chăm sóc khách hàng: Đơn vị triển khai cam kết về tần suất bảo trì, nâng cấp hệ thống, thời gian xử lý khi sự cố xảy ra,..

Lợi thế cạnh tranh luôn dành cho người tiên phong, quá trình chuyển đổi số của Doanh Nghiệp thường kéo dài từ 06 tháng tới vài năm phụ thuộc vào quy mô và kế hoạch chuyển đổi của công ty. Quá trình chuyển đổi bắt đầu càng sớm, doanh nghiệp sẽ tăng được tính cạnh tranh và vị thế tốt hơn trên thị trường. Nếu Doanh nghiệp của bạn đã sẵn sàng, hãy bắt đầu ngay hôm nay!

——————–

LOGTECHUB Mang đến những giải pháp phần mềm Logistics tối ưu cho Doanh nghiệp

LOGTECHUB cung cấp đa dạng các phần mềm quản lý như: Phần mềm Quản lý Vận tải nội địa – eTMS, Phần mềm Quản lý vận tải Quốc tế – eFMS, Phần mềm Quản lý Kho – eWMS, Phần mềm Quản lý Hàng không – eAVS.

Với kinh nghiệm hơn 5 năm triển khai, LOGTECHUB đã phục vụ cho nhiều công ty vừa và lớn trong lĩnh vực Logistics như: Công ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển Indo Trần, Công ty Cổ phần Sotrans Group, Công ty Cổ phần Transin Group, Công ty MLC – ITL Logistics,..

Liên hệ ngay với chúng tôi để tư vấn chi tiết về giải pháp phần mềm nhé!

– Hotline: +84 28 3948 6894

– Email: info@logtechub.com